Đường dẫn truy cập

Còn Gì Vui Bằng


Hình minh họa.
Hình minh họa.

Kể từ thời Williams Harvey, cơ thể con người đã được coi như một cái máy mà chỉ cần biết nó một cách cơ học hoặc hóa học để có thể trị dứt được. Tuy nhiên ngay cả khi mới tìm ra cách chữa, chỉ có rất ít người cố gắng để loại các nguyên nhân bên ngoài của sức khỏe.


Chống lại vết dơ


Đứng đầu cuộc tranh đấu là một công chức người Anh, ông Edwin Chadwick (1800-1890), môn đệ của nhà kinh tế gia và hiền triết Jeremy Bentham đã nêu cao phương châm như sau: “Hạnh phúc lớn nhất của con số lớn nhất”. Qua công việc của mình tại Factory Act of 1833 và the Poor Law Amendment Act của năm 1834, Chadwick kết luận rằng kém sức khỏe là hậu quả của sự nghèo khó. Vào năm 1842, ông đã viết A Survey into the Sanitary Condition of the Labouring Classes in Great Britain, một luận đề rất lớn trong lịch sử y tế công cộng.

Đa số những chứng cớ mà Chadwick trình bày đều được nhiều người biết. Dịch tiêu chảy lớn nhất đã chứng tỏ rằng điều kiện sinh sống của dân nghèo rất khó khăn nhất là ở các thành phố đang phát triển. Charles Dickens đã viết về tình trạng dơ bẩn trong đó một số lớn gia đình ở Luân Đôn đều cố gắng mà sống. Trong số những điều mà Chadwick và nhóm của ông ta tìm ra là cái chết vì bệnh nhiễm hầu như thu gọn vào những dân nghèo của thành phố và chỉ 12% dân chúng khu đô thị là được cung cấp nước sạch.

Chadwick thừa nhận rằng cần phải có cải tổ toàn diện, kể cả các dịch vụ về y tế và một sự tập trung vào Board of Health với các y tế toàn thời gian để thực hiện những thay đổi mà ông đã yêu cầu, trong số đó có cả khu nhà rác rưởi để ở, đường xá và cải thiện việc cung cấp nước.

Tuy nhiên, những luật lệ mà ông đã đưa ra trước Nghị Viện vào năm 1848 đều quá yếu. Ngoại trừ ở những vùng có nhiểu cái chết vô cớ, các sự thay đổi của họ không bắt buộc, và luật về Y Tế Công Cộng cũng chỉ có hiệu lực trong năm năm và chỉ ở Luân Đôn mà thôi. Mặc dù đã có nhiều chứng cớ về sự chịu đựng và phí phạm nguồn nhân lực, thì cũng có những chống đối từ phía cao hơn. Báo Economist đã la lên: “Sự đau khổ và ma quỷ là những lời cảnh cáo nhẹ, không thể nào từ bỏ được”.

Rồi đến năm 1854, Public Health Act được đưa ra để tái xét nhưng bị bác bỏ. Cơ quan Board of Health bị giải tán và Chadwick được về hưu , “vì thế”, ông ta cảnh cáo, “sự dơ bẩn và bệnh tật được giữ nguyên”. Mặc dù là một nhà hành chánh đại tài, Chadwick cũng không thích nghi được với quyền lực của chính trị. Tiểu sử của ông có ghi: “ Không thể làm cong thì phải gẫy”. Phía đối nghịch với ông ta vui mừng. “Chúng tôi muốn thử thời vận với dịch tả và các bệnh khác hơn là bị hăm dọa về sức khỏe,” báo Times viết.

Tuy nhiên, ý kiến của Chadwick vẫn còn đó. Để thay vào là một ủy ban của hoàng gia tiết lộ tỷ lệ tử vong của trẻ em lên cao tới 250 phần 1000. Vào các năm 1860 và 1870, nhiều đạo luật của Nghị Viện đã mở đường cho việc tu chính của y tế công cộng, quét dọn khu ổ chuột và đưa dân chúng tới ngôi nhà mới đồng thời chấn chỉnh lại các tiêu chuẩn về thực dược phẩm. Ngoài ra, nhờ các tiến bộ về canh nông và phân phối thực phẩm, tiêu chuẩn dinh dưỡng được thực hiện. Tất cả những việc này đưa đến đời sống cao cho dân chúng. Chẳng hạn như vào năm 1869 có 716 người chết vì lây nhiễm ở Luân Đôn; đến năm 1885, số này giảm xuống còn có 28 và đến đầu thế kỷ thứ 20 chẳng có tử vong nào.

Kỹ nghệ hóa và các vấn đề của nó đến với Anh Quốc trước tiên và cũng tại đây mà các biện pháp về sạch sẽ được chấp nhận trước nhất. Rồi dần dần đến các quốc gia tây phương. Tại Hoa Kỳ, cơ quan New York Metrpolitain Board of Health , thành lập năm 1866, chịu trách nhiệm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em là hai phần ba trong vòng 50 năm. Tại Pháp, trận dịch tả tiêu chảy đã khiến vua Napoleon III xây dựng lại kinh thành Paris vào năm 1850.


Hệ thống nhà thương công


Đa số các bệnh viện lớn ở nước Anh đều được xây cất vào năm 1760. Chúng đều là cơ quan từ thiện dành cho việc chăm sóc người nghèo bị bệnh. Tuy nhiên, chúng sẽ không nhận trẻ em, phụ nữ mang thai và những người bị bệnh nhiễm, và dần dần trở thành độc lập, tùy theo sự ghi danh của các bệnh nhân. Sau này, các bệnh viện này lại gạt bỏ những người bị bệnh kinh niên, tâm thần và các bệnh quá đắt đỏ. Kết quả là thiếu bệnh viện.

Năm 1861, khi dân số Luân Đôn và Bắc Ireland đã nhích lên tới 20 triệu mà chỉ có 117 bệnh viện với dưới 12.000 giường bệnh.

Những người nghèo bị bệnh đều được chữa tại một trong những trại tế bần do ban quản trị The Poor Law thành lập. Năm 1867, lập pháp cho phép thành lập các bệnh xá riêng với các nhà tế bần và tiêu chuẩn giống như tại các bệnh viện. Và từ đó bắt đầu có một hệ thống bệnh viên công để thỏa mãn ý muốn của National Health Service.

Các quốc gia khác cũng thành lập các bệnh viện theo đúng tiêu chuẩn đó nhưng do chính phủ đảm nhận. Tuy nhiên tại Mỹ quốc, các viện như Pennsylvania Hospital (1751) và New York Hospital (1791) đặt ra một quy chế tư, ngoại trừ một số ít, mà ngày nay vẫn còn.

  • 16x9 Image

    Nguyễn Ý-Đức

    Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức, Tuổi Ất Hợi, Nguyên quán Hải Dương. Hiện đang cư ngụ tại Texas, Hoa Kỳ.

    Tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa tại Đại Học Y - Dược Sài Gòn năm 1963. Hành nghề Y Khoa Gia Đình, tại Việt Nam và Hoa Kỳ gần 50 năm. Hiện đã về hưu và đang định cư tại Hoa Kỳ.

    Tác giả của nhiều sách và bài viết tiếng Việt về sức khỏe, dinh dưỡng và những vấn đề y tế xã hội đã được in, phát hành ở Hoa Kỳ và Việt Nam.

    Hợp tác với chương trình phát thanh VOA, RFI, RFA, Việt Nam Hải Ngoại, VietRadio, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio Canada, và truyền hình trong ngoài nước như O 2TV, Vietface TV, Vietv, CMG TV, báo như Tuần Báo Trẻ, Người Việt, Việt Vùng Vịnh, Thời Báo, Bút Việt, Á Châu Thời Báo, Thằng Mõ, Hướng Đi… Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên Việt Nam Canada và YKHOANET thực hiện để phổ biến các tin tức y học, nâng cao sức khỏe dân chúng.

VOA Express

XS
SM
MD
LG